8 Kinh nghiệm xây nhà lần đầu tiết kiệm chi phí từ A – Z

5/5 - (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM XÂY NHÀ LẦN ĐẦU TIẾT KIỆM CHI PHÍ TỪ A-Z

Xây nhà là việc trọng đại tốn rất nhiều chi phí. Việc lên kế hoạch tổng thể, và dự trù kinh phí ngay từ đầu tốt sẽ giúp bạn tiến hành xây nhà xuôn xẻ thuận lợi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm và các bước tiến hành được nhiều người áp dụng thành công.

  1. Xác định nhu cầu sống

  • Diện tích khu đất là bao nhiêu, cần làm bao nhiêu tầng, bao nhiêu phòng.
  • Số tầng được phép xây dựng tối đa là bao nhiêu.
  • Diện tích được phép xây dựng tối đa là bao nhiêu.
  • Có kinh doanh hay chỉ dùng để ở.
  • Có bao nhiêu nhà vệ sinh.
  • Có cần để lại đất để đường đi lối lại, chỗ để xe, sân chơi hay không.
  • Có cần để lại khu vực thông thoáng cửa sổ, nơi đặt cục nóng điều hoà sau này, cửa phụ hay không.
  1. Kinh nghiệm dự trù kinh phí

  • Với giá xây dựng năm 2023 thì khoảng 5-7 triệu / 1 m2 mặt sàn. Giả sử nhà bạn định xây dựng trên mảnh đất 40m2x3 tầng thì chi phí xây dựng sẽ là 600 – 840 triệu ( tuỳ bạn chọn vật liệu xây dựng và phong cách thiết kế – giá xây dựng địa phương vùng miền)
  • Nếu bạn cần xấy nhà trên 1 mảnh đất đã có ngôi nhà cũ thì cần thêm chi phí giải phòng mặt bằng.
  • Nếu bạn xây dựng trên nền đất yếu thì cần thêm chi phí gia cố nền móng trước khi thi công
  • Nếu bạn xây nhà trong ngõ nhỏ thì chi phí thầu xây dựng sẽ cao hơn nhà ở mặt đường hay ngõ lớn.
  • Chi phí giấy phép xây dựng
  • Chi phí hoàn thiện trang thiết bị vệ sinh, điện nước, cửa
  • Chi phí hoàn thiện nội thất , điều hoà, mành rèm, sàn gỗ….
  • Sau khi tính tất cả các chi phí bạn cần dự trù thêm 10% chi phí phát sinh phòng trường hợp phát sinh.
  1. Phong thuỷ xây nhà

  • Phong là gió, thuỷ là nước. Ngôi nhà hợp phong thuỷ là ngôi nhà có hướng mát về mùa hè, ấm về mua đông, không gian được bố trí thuận tiện cho sinh hoạt, thông thoát ánh sáng không gian cân bằng.
  • Nếu diện tích ngôi nhà lớn dạng nhà ống bạn có thể cân nhắc thêm giếng trời, cửa sổ thông gió.
  • Nếu có thể lựa chọn được hướng hợp với mệnh của gia chủ ( người đứng đầu gia đình) tạo sự yên tâm về lâu dài khi sinh sống.
  1. Kinh nghiệm lên thiết kế xây dựng

  • Định hình trước phong cách thiết kế mà bạn thích, hiện đại, tân cổ điển, truyền thống, hay đơn giản
  • Dự định số lượng phòng, các công trình phụ như bể bơi, ban công, sân vườn.
  • Màu sắc chủ đạo của căn nhà
  • Ở bước này bạn càng mô tả kỹ các mong muốn của bản thân càng giúp kiến trúc sư có thể giúp bạn lên thiết kế theo đúng ý tưởng của bạn nhất. Tuy nhiên cũng nên để kiến trúc sư có sự tự do bố trí công năng và bài trí theo cách của họ. Biết đâu với kinh nghiệm trong nghề họ sẽ giúp bạn có những cách bài trí thông minh và đẹp hơn.
kinh nghiệm xây nhà
kinh nghiệm xây nhà cho người lần đầu

5. Xin giấy phép xây dựng

Để xin được giấy phép xây dựng bạn cần phải chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
  • Bản sao sổ đỏ
  • Bản sao thiết kế xây dựng
  • Với công trình liền kề phải có bản cam kết an toàn xây dựng với các công trình kế bên
  • Thông thường sẽ nhận được giấy phép xây dựng sau 15 ngày.

6. Kinh nghiệm chọn nhà thầu

Bạn có 3 cách để chọn nhà thầu:

  • Chỉ thuê nhân công

Nếu bạn có thời gian rảnh rỗi có thể thuê nhân công tự làm. Nhưng điều này cũng sẽ khiến bạn khá vất vả vì việc quản lý nhân công, lo toan vật tư, quản lý chất lượng công trình sẽ chiếm nhiều thời gian công sức của bạn. Phương án này bạn cần có chút kinh nghiệm xây nhà.

  • Khoán 1 phần cho nhà thầu

Phương án này cũng tương tự với phương án trên. Phù hợp với các công trình nhỏ và bạn có thời gian rảnh rỗi.

  • Khoán toàn bộ cho nhà thầu.

Hiện nay nhiều công ty xây dựng đã có trọn gói từ thiết kế- thi công – nội thất- hoàn thiện – chìa khoá trao tay. Nên việc bạn khoản hẳn cho 1 đơn vị thi công giá cả sẽ cao hơn so với việc bạn tự làm. Tuy nhiên việc làm trọn gói sẽ giúp bạn bớt chi phí phát sinh, bớt phải gọi nhiều bên tham gia, đội thi công sau làm ảnh hưởng đến sản phẩm đội thi công trước. Làm việc với 1 bên duy nhất cũng giúp bạn tiết kiệm được công sức.

 

7. Kinh nghiệm làm việc với nhà thầu

  • Chọn nhà thầu uy tín qua các mối quan hệ quen biết, tham khảo đánh giá của những người đã từng xây nhà.
  • Chọn nhà thầu đã có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường. Đã từng thi công nhiều công trình.
  • Chọn nhà thầu có phong cách làm việc chuyên nghiệp, đúng hẹn, đúng cam kết, có chữ tín.
  • Làm hợp đồng rõ ràng về tiến độ, các giai đoạn ứng tiền, cam kết sử dụng đúng vật liệu.
  • Thường xuyên update tiến độ xây dựng từ nhà thầu hoặc bạn đến trực tiếp công trình.
  1. 8. Làm quen với hàng xóm xung quanh

  • Việc bạn xây dựng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hàng xóm xung quanh. Tiếng ồn, vật tư vướng lối đi lại. Bạn nên qua chào hàng xóm trước và nói về dự định xây dựng của mình.
  • Quan sát xem công trình của bạn sau khi xây xong có gây ảnh hưởng gì đến hàng xóm không. Trao đổi trước với hàng xóm.
  • Bán anh em xa mua láng giếng gần. Hàng xóm có thể sẽ là những người giúp đỡ bạn khi nhỡ nhàng về điện nước, hay vấn đề an ninh.

Vì vậy đừng quên đến thăm hàng xóm và biếu họ quà bánh thể hiện sự thân thiện sau này khi bạn dọn về ở cũng có thêm những người bạn mới.

 

Hi vọng những kiến thức trên đây giúp bạn phần nào kinh nghiệm xây nhà có kế hoạch và khoa học, tiết kiệm nhất.

Nhà Đẹp Hoàn Mỹ Hải Phòng

20 mẫu bàn ghế ăn đẹp nhất 2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *